Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Cựu sinh viên du học Úc chia sẻ kinh nghiệm

 Khi Đỗ Xuân Hạnh rời khỏi đất nước Australia để về lại Thành phố Hồ Chí Minh, cô không chỉ mang về một tấm bằng thạc sỹ tại đại học Griffith mà còn cả những kinh nghiệm quí báu, những mối quan hệ bè bạn – thầy cô thân thiết và những ký ức không thể phai nhòa về những năm tháng học tập tại Úc.
Việc lựa chọn du học Úc tại đại học Griffith, tọa lạc tại bang được mệnh danh là “Sunshine State” là một quyết định dễ dàng đối với Hạnh. “Griffith là đại học duy nhất của Úc có đào tạo chương trình tôi muốn theo học – Thạc sĩ thương mại lĩnh vực tài chính ngân và ngân hàng. Tôi cũng bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp thiên nhiên, khí hậu và môi trường đa văn hóa của bang Queensland”, Hạnh chia sẻ.
Với vốn anh ngữ thông thạo hạnh cũng dễ dàng tìm được việc làm thêm tại một trung tâm mua sắm. Công việc này đã giúp cho Hạnh kết giao thêm nhiều bạn bè, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong quan hệ với khách hàng và lại có thêm tiền chi trả cho các khoản sinh hoạt phí. Hạnh còn được Khoa Phát triển kinh doanh quốc tế của đại học Griffith giao nhiệm vụ hướng dẫn sinh viên trong những chuyến tham quan khuôn viên trường hay mua sắm, điều này càng làm tăng thêm bề dày kinh nghiệm cho cô.
Theo Hạnh, năng động trong học tập và sinh hoạt là cách tốt nhất để tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm khi đi du học. Chính bản thân Hạnh cũng là một thành viên sáng lập của Hội sinh viên Việt Nam của đại học Griffith (GUVSA). Với hơn 100 thành viên. GUVSA là một nơi quen thuộc để các sinh viên liên lạc, kết bạn, tìm hiểu thông tin, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. Hội này dành cho tất cả các sinh viên, không phân biệt quốc tịch và đến từ nhiều trường khác nhau. Hoạt động thành công gần đây duy nhất của GUVSA chính là lễ hội Việt Nam (03/10/2008), được tổ chức tại trường Nghệ Thuật trong khuôn viên South Bank của đại học Griffith với gần 700 sinh viên tham gia. Toàn bộ số tiền thu được tại lễ hội sẽ được đóng góp cho tổ chức từ thiện cho các nạn nhân chất độc màu da cam. Với vai trò là thành viên ban tổ chức và MC tại lễ hội, Hạnh đã tăng thêm những kinh nghiệm bổ ích cho bản thân như nghệ thuật nói trước công chúng, giao tiếp và tinh thần làm việc nhóm.
Hoài bão công việc tương lai của Hạnh còn được chắp thêm cánh khi Hạnh gặp gỡ, trò chuyện và chia sẻ cùng tiến sĩ Lý Quí Trung, người sáng lập và quản lý chuỗi cửa hàng “Phở 24) tại lễ tuyên dương những cá nhân xuất sắc năm 2008 của Sở giáo dục và đào tạo quốc tế bang Queensland. Tiến sĩ Lý Quí Trung được trao giải thưởng Cựu du học sinh quốc tế của năm, người từng tốt nghiệp cao học ngành quản trị nhà hàng –khách sạn tại đại học Griffith năm 1995.
Thời gian học tập và sinh hoạt tại đại học Griffith đã mang lại nhiều điều bổ ích và lý thú cho Hạnh. Trải nghiệm tại một vùng đất mới, hòa nhập vào cuộc sống con người và những nét văn hóa mới cùng với những điều học được trong lý thuyết và thực tiễn tại Griffith là những tiền đề cho những thành công của Hạnh sau này.
Cảm ơn Hạnh đã chia sẻ kinh nghiệm với sinh viên du học VIP. Chúc chị luôn có nhiều thành đạt trong cuộc sống và công việc.

Thông tin tại Tư vấn du học Úc
Trích nguồn: mangduhocuc.com

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Con đường nào cho bạn sau khi tốt nghiệp?

Sáu tháng trước khi tốt nghiệp, SV sẽ phải có những quyết định quan trọng liên quan đến tương lai của mình. Còn bạn, bạn đã biết sẽ phải làm gì tiếp theo chưa? Hãy nghe vài lời khuyên dưới đây nhé!

Học tiếp lên bậc học cao hơn:
du-hoc-uc- Rất nhiều SV quốc tế lựa chọn việc học lấy bằng cấp cao hơn, ví dụ như SV có thể học khóa Chứng chỉ sau ĐH hoặc khóa Thạc sỹ sau khi hoàn tất chương trình Cử nhân. SV có thể tiếp tục học tại trường cũ hoặc có thể chuyển qua trường ở một thành phố khác để có những trải nghiệm khác nhau tại những thành phố khác nhau của đất nước Úc xinh đẹp.
- SV có thể học trường ĐH Deakin, tọa lạc tại thành phố Melbourne xinh đẹp và chuyển sang ĐH James Cook ở thành phố Brisbane - thiên đường du lịch Queensland. Điều quan trọng là SV phải tiến hành hồ sơ trước hạn chót quy định cũng như việc SV đảm bảo các điều kiện về tài chính, chi phí sinh hoạt và bảo hiểm theo quy định.

Về Việt Nam:
- Nếu bạn không muốn tiếp tục sống, học tập hay làm việc tại Úc thì bạn vẫn có thể xem xét việc trở về Việt Nam. Lúc đó, bạn cần phải thanh toán các khoản: điện, ga, nước, tài khoản ngân hàng, điện thoại (nếu có); bán những vật dụng lớn mà bạn không thể mang về được.
- Tất toán hết những hợp đồng thuê mướn nhà, vật dụng, …và trả lại chìa khóa. Đảm bảo bạn mang đầy đủ hồ sơ gốc của mình về lại Việt Nam.

Gia hạn visa:
visa-uc
Nếu bạn không có ý định học lên nữa nhưng vẫn muốn ở lại Úc để xin việc hay đơn giản là đi du lịch những địa điểm mà bạn chưa có cơ hội tham quan trước đó, lúc này bạn không thể nộp đơn cho diện thị thực SV nữa mà sẽ phải xem xét các loại thị thực khác và sau đó nộp đơn tại Bộ Di Trú (DIAC).
Visa du lịch: Rất nhiều SV quyết định nghỉ ngơi một thời gian sau quá trình học tập nghiêm túc trước khi trở về nhà hoặc bắt đầu tìm kiếm một công việc toàn thời gian. Úc là một quốc gia rộng lớn và xinh đẹp. Nếu bạn muốn dành thời gian khám phá và trải nghiệm thì visa du lịch sẽ là một lựa chọn đúng đắn.
Chương trình “Professional Year”: Những SV chuyên ngành Kỹ thuật, Kế toán và Khoa học máy tính có thể xem xét để nộp đơn học thêm một khóa học “Năm chuyên nghiệp” – chương trình kéo dài 12 tháng giúp SV đạt được những kỹ năng chuyên nghiệp cùng với kinh nghiệm việc làm. Chương trình này đặc biệt thích hợp cho những SV muốn ở lại Úc theo dạng định cư, vì sau khi hoàn tất khóa học này, SV sẽ đạt được 5 điểm khi nộp đơn xin thị thực định cư có tay nghề.
Visa làm việc: nếu bạn đang làm việc tại Úc và công ty hiện tại chấp nhận bảo trợ cho bạn theo diện định cư tạm thời hoặc lâu dài thì bạn có quyền ở lại Úc để sinh sống và làm việc. Thời gian sẽ tùy vào hợp đồng của bạn và nhà sử dụng lao động.
Visa tạm thời (TA): visa này cho phép SV ở lại Úc 18 tháng sau khi hoàn tất khóa học. SV có thể đi du lịch, tìm kiếm kinh nghiệm hoặc cải thiện vốn tiếng Anh trong thời gian này. Đây là sự lựa chọn tốt cho SV muốn ở lại Úc một thời gian ngắn và làm việc tiến tới đạt điểm định cư.

Định cư có tay nghề:
du-hoc-sinh-inec-tai-uc- Visa này dành cho những SV có việc làm nằm trong danh sách các công việc yêu cầu tay nghề cao của Úc. SV phải đáp ứng được các yêu cầu của loại visa này đưa ra với tổng số điểm phải đạt được là 60 để được xem xét.
- Một thông tin vui cho SV HS Việt Nam là từ ngày 24/03/2012, tất cả các SV đi học từ bậc ĐH trở lên sẽ được xem xét ở lại từ 2 – 4 năm tùy theo bậc học tương ứng. Thông tin thêm về những thay đổi của visa Úc du học Úc.

SV INEC (hình bên) hiện đang là kế toán cho một công ty của New Zealand đặt tại Úc, sau khi hoàn tất khóa Chứng chỉ sau ĐH tại trường ĐH Deakin, Melbourne. (Xem thêm thông tin chia sẻ kinh nghiệm của SV này tại du học Úc tại Melbourne)
Như vậy,  đây có thể được xem là thời điểm thích hợp nhất để SV thực hiện ước mơ du học Úc của mình.


Thông tin tại Tư vấn du học Úc

Trích nguồn: duhocinec.com

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015

Hệ thống giáo dục tại Úc

>>Thông tin tại Tư vấn du học Úc

Úc ngày nay đang là điểm đến lý tưởng dành cho SV quốc tế, trong đó có sinh viên Việt Nam; đặc biệt là từ sau khi có sự thay đổi tích cực trong visa du học Úc. Cùng khám phá hệ thống giáo dục Úc với INEC nào!

du-hoc-uc

Một quốc gia, một hệ thống văn bằng:
- Điểm khác biệt của hệ thống giáo dục Úc so với nhiều quốc gia khác là hệ thống bằng cấp Úc (Australia Qualifications Framework - AQF). Hệ thống AQF liên kết 15 loại văn bằng ĐH, giáo dục dạy nghề và phổ thông thành một hệ thống quốc gia.
- Nếu bạn đang theo học một văn bằng trong hệ thống AQF, bạn có thể tin tưởng rằng cơ sở giáo dục của bạn được Chính phủ ủy quyền và được chứng nhận chất lượng trên toàn quốc, cũng như bằng cấp của bạn hay các văn bằng trong hệ thống AFQ khác là thực.
- Hệ thống AQF cũng tạo thuận lợi hơn cho bằng cấp của bạn được các Chính phủ nước ngoài công nhận. Khi các nhà tuyển dụng quốc tế nhìn thấy bằng cấp của bạn, họ biết rằng bằng cấp đó đại diện cho một nền giáo dục đẳng cấp thế giới trong một xã hội hiện đại, dân chủ và công nghệ tiên tiến.
Sơ đồ dưới đây mô tả cơ cấu của hệ thống AQF, những lộ trình học tập điển hình bạn có thể tìm hiểu sâu hơn với những thông tin chi tiết bên dưới.

co-cau-he-thong-aqf

Trích nguồn: duhocinec.com

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

Master Chef Brasil sẽ học tập tại Le Cordon Bleu Paris

master-chef-le-cordon-bleu.

Vòng thi đấu cuối cùng của Master Chef Brasil đã chính thức khép lại vào ngày 16. Elisa Fernandes chính là người chiến thắng trong cuộc thi đầy thử thách này.

Le Cordon Bleu rất vui mừng khi được trao một phần thưởng cho quán quân lần này: một khóa học nấu ăn 3 tháng tại Le Cordon Bleu Paris.

Arnaud Guerpillon – giảng viên, đầu bếp Le Cordon Bleu đã tham dự trong buổi thi chung kết và trao giải thưởng cho Elisa.

André Cointreau, chủ tịch đào tạo quốc tế Le Cordon Bleu và toàn bộ đầu bếp đã chúc mừng Elisa và mong được chào đón cô tại Le Cordon Bleu Paris trong những năm tới.

 master-chef-le-cordon-bleu-1


Trường quốc tế Le Cordon Bleu hiện có hơn 50 trường ở 20 quốc gia, đào tạo hơn 20.000 sinh viên từ 80 quốc gia trên thế giới. Với mạng lưới rộng lớn này, Le Cordon Bleu nghiễm nhiên tham dự hàng loạt phiên bản khác nhau của cuộc thi Master Chef.

Tham khảo thêm thông tin khác tại Du học úc

Năm 2010, Le Cordon Bleu tham dự cuộc thi MasterChef Australia - Chef Franck Poupard với tư cách là một phần của ban giám khảo.

Trong 3 năm liên tiếp tại MasterChef Ukraine, Le Cordon Bleu đã dành phần thưởng đặc biệt cho quán quâm – một khóa học nấu ăn tại Le Cordon Bleu Paris. Người chiến thắng cuộc thi năm 2013 sẽ bắt đầu khóa học tại Le Cordon Bleu Paris vào tháng 1 năm 2015.

Năm 2012, Wei Han – quán quân Master Chef Trung Quốc, tốt nghiệp từ trường Le Cordon Bleu năm 2011. Trong năm 2013, Bếp trưởng Patrick Terrien và đầu bếp Bruno Stril cũng tham dự MasterChef Trung Quốc trong 2 tập phim khác nhau. Nhiều sinh viên của Le Cordon Bleu cũng tham dự những cuộc thi này.

Le Cordon Bleu Madrid cũng đã tham gia MasterChef Bồ Đào Nha.

Tham khảo thêm thông tin về trường tại Học viện Le Cordon Bleu Úc

Trong năm 2015, Le Cordon Bleu sẽ kỷ niệm 120 năm thành lập nhằm chia sẻ niềm đam mê và kiến thức về nghệ thuật ẩm thực.

Tham khảo thêm thông tin học bổng tại Học bổng du học Úc

Trích nguồn: duhocinec.com

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

Kinh Nghiệm du học Úc

Kinh nghiệm trong cuộc sống là cực kỳ quan trọng vì kinh nghiệm sẽ làm bạn tự tin hơn và công việc được thực hiện một cách nhanh chóng và suôn sẻ hơn. Kinh nghiệm mà chúng ta đề cập ở đây có thể là của chính bản thân mình trải nghiệm hoặc là kinh nghiệm được người khác truyền lại cho mình. Nói riêng trong lĩnh vực du học cũng vậy, có thể trước đó bạn chưa đi du học nhưng bạn bè hay trong gia đình bạn trước đây có người đã từng đi hay đang đi du học thì những kinh nghiệm của họ là cực kỳ hữu ích đấy. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ những kinh nghiệm du học Úc để giảm bớt được phần nào những bỡ ngỡ khó khăn ban đầu khi các bạn du học tại Úc.
Kế hoạch du học Úc của bạn đã được chuẩn bị trong một thời gian khá lâu. Giờ đây bạn đã có visa du học Úc trong tay và chuẩn bị đến với đất nước Úc xinh đẹp với những trải nghiệm thú vị và quý báu nhất.

kinh-nghiem-du-hoc-uc
Kinh nghiệm du học Úc
Khi tới sân bay
Điều đầu tiên bạn cần làm khi vừa mới xuống sân bay Úc là đi tới khu vực làm thủ tục nhập cư và hải quan. Nếu bạn không biết nó nằm ở đâu hãy mạnh dạn hỏi những nhân viên ở đó, sẽ luôn có những nhân viên rất thân thiện và nhiệt tình trả lời câu hỏi của bạn đấy. Sau khi được các nhân viên hải quan kiểm tra hộ chiếu, visa và các giấy tờ liên quan khác bạn sẽ rời khỏi sân bay. Để an toàn bạn nên di chuyển bằng taxi tuy giá có hơi cao một tí nhưng sẽ cho bạn cảm giác an toàn hơn. Khi lên taxi hãy đưa địa chỉ nhà ở cho tài xế bằng tiếng Anh nhé.

Nhà ở thì sao?
Trong quá trình làm hồ sơ tại Việt Nam bạn đã được chuẩn bị sẵn sàng về nhà ở. Việc cần làm bây giờ là tới nhận phòng và chuẩn bị một số vật dụng cần thiết cho hành trình mới của mình.
Sau khi đã ổn định chỗ ở bạn nên đến phòng sinh viên quốc tế để báo là bạn đã tới Úc và tham khảo ý kiến của  họ về những việc mình cần làm trước khi vào học chính thức. Tiếp theo bạn sẽ tham gia tuần định hướng và song song đó bạn cũng đừng quên gọi điện về cho gia đình để báo là mình đã tới nơi an toàn nhé.

Những ngày đầu tiên sẽ như thế nào?
Mặc dù bạn đã có tìm hiểu trước các thông tin về nước Úc nhưng trong những ngày đầu tiên bạn nên tìm kiếm đường đi, nơi mua sắm những thiết bị, đồ dùng cần thiết trong đời sống cá nhân của mình.

Đã qua những ngày đầu khó khăn nhất, việc tiếp theo là gì?
Bạn đã dần thích nghi với cuộc sống mới, bạn đã bắt đầu đi học chính thức, đã có thêm một vài người bạn mới và muốn tìm một công việc làm thêm nào đó để trang trải bớt sinh hoạt phí và tích lũy một số kinh nghiệm? Sau đây là những thông tin về việc làm thêm mà bạn có thể tham khảo. Trước hết bạn nên trau dồi khả năng tiếng Anh của mình, chuẩn bị cho mình một CV xin việc thật nổi bật.  Bạn có thể tìm những công việc như trợ giảng, phụ tá phòng thí nghiệm, giữ trẻ, phục vụ trong các shop thời trang, shop café hay là đi hái trái cây, dạy kèm …Bạn sẽ có thể kiếm được 10-15 AUD/giờ và tiết kiệm được khá nhiều tiền cho bô mẹ mình đấy. Nhưng lưu ý đừng bao giừ sao lãng chuyện học tập bạn nhé.
Một số kinh nghiệm khác giúp bạn tiết kiệm chi phí du học Úc hàng tháng:
- Bạn nên liên hệ với gia đình, bạn bè thông qua internet, viber, yahoo, facebook thay vì sử dụng điện thoại di động để gọi.
- Bạn nên tìm kiếm những trang mua hàng trên mạng giá rẻ, mua những thứ hàng tạp hóa tiêu dung hàng ngày với số lượng lớn để được hưởng chiết khấu, giảm giá.
- Nên thuê nhà chung với các bạn sinh viên khác và tự nấu ăn thay vì đi ăn ngoài quán.
- Chỉ mua những thứ mà bạn thực sư cần thiết và luôn cố gắng kiểm soát  tình hình tài chính của mình để không bị lâm vào tình trạng nợ nần nhé

Và còn có khá nhiều điều về du học Úc mà bạn cần biết đấy, hãy liên hệ với những chuyên viên tư vấn đầy kinh nghiệm của công ty du học INEC để được tư vấn kỹ hơn về thủ tục cũng như hồ sơ và kinh nghiệm du học Úc bạn nhé.

Du học Úc cần bao nhiêu tiền?

Một phần không thể thiếu trong kế hoạch đi du học là chuẩn bị về tài chính. Nhưng Du học Úc cần bao nhiêu tiền là đủ? Ngoài số tiền học phí sẽ còn phải chuẩn bị những khoản nào khác nữa. Sau đây sẽ là những ước lượng về số tiền mà các bậc phụ huynh cần chuẩn bị để hành trình du học Úc của con em mình được trọn vẹn hơn nhé.

Tính về sơ bộ thì tiền sinh hoạt phí mỗi năm của học sinh Việt Nam  khi du học Úc khoảng 10.000 AUD (tương đương khoảng 160 triệu/năm)
Về tiền học phí sẽ phụ thuộc vào việc bạn chon trường có mức học phí như thế nào để học.
Hiện tại mức học phí cao nhất của các trường ở Úc là 30.000 AUD/năm (tương đương khoảng 480 triệu/năm). Như vậy mỗi năm trung bình phụ huynh phải chuẩn bị ít nhất khoảng 640 triệu đồng cả tiền học phí và sinh hoạt phí.

Thực ra bạn vẫn có thể chọn học những trường có mức học phí thấp hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng và có chuyên ngành mà bạn yêu thích. Đối với những trường này thì mức học phí khoảng từ 16.000 AUD – 23.000 AUD/năm (tương đương khoảng 256 triệu – 368 triệu/năm) và số tiền cần chuẩn bị khoảng 416 triệu – 528 triệu đồng/năm.
Ngoài ra các bạn du học Úc vẫn có thể chọn hoàn thành lấy bằng cử nhân của mình tại các trường cao đẳng. Hệ đào tạo cử nhân tại các trường cao đẳng này có mức học phí tương đối mềm hơn so với các trường thuộc nhóm trên chỉ nằm khoảng 12.000 – 21.000 AUD/năm tương đương 192 triệu – 256 triệu đồng/năm. Tính thêm cả tiền ăn ở sẽ từ 352 triệu – 416 triệu đồng/năm.
Như vậy tính sơ bộ muốn cho con em đi du học Úc ít nhất các bậc phụ huynh phải chuẩn bị cho mình ít nhất là khoảng 400 triệu đồng/năm.
Tuy vậy theo quy định của Chính phủ Úc thì các bạn sinh viên qua đó học có thể đi làm thêm 40h/2 tuần. Các sinh viên có thể đi làm để vừa trang trải bớt phần nào chi phí sinh hoạt hàng tháng vừa có thể tích lũy được kinh nghiệm làm việc quý báu. Lương mà sinh viên qua đó làm thêm khoảng 10 -15 AUD/giờ tùy vào năng lực và sự năng động của mỗi bạn. Để có được một công việc tốt khi du học Úc thì trước hết bạn cần phải có vốn tiếng Anh khá tốt. Khả năng tiếng Anh sẽ cho bạn cơ hội dễ tìm việc làm hơn với mức lương cao hơn. Tiếp theo các bạn nên chuẩn bị cho mình một CV thật ấn tượng vì điều này cũng khá quan trọng đấy nhé. Bạn có thể sẽ tìm được những công việc trong khuôn viên trường học như làm trợ giảng, làm phụ tá trong phòng thí nghiệm, thư viện. Ngoài khuôn viên trường bạn có thể đi dạy kèm cho những học sinh phổ thông, hay làm nhân viên phục vụ trong các shop quần áo, shop café hay phụ hái trái cây, trông trẻ…

Dù sinh viên có thể đi làm thêm trong qúa trình du học nhưng việc các phụ huynh chuẩn bị tài chính của mình “vững vàng” để quá trình học của con em mình được suôn sẻ nhất mà không bị dở dang hay gặp bất cứ vấn đề gì là rất quan trọng. Hãy tìm hiểu, tham khảo thật kỹ các thông tin và có thể nhờ đến sự tư vấn chuyên nghiệp từ công ty du họcINEC để có được sự lựa chon tốt nhất về ngành học, trường học, vấn đề tài chính cần chuẩn bị. Đến đây các bậc phụ huynh không chỉ được hỗ trợ về vấn đề hồ sơ, visa mà còn cả những vấn đề về ngành học, trường học và được hỗ trợ nhiệt tình trong suốt quá tình làm hồ sơ cũng như sau khi đã đi du học Úc.

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Thành phố bờ biển vàng rực rỡ của nước Úc

thanh-pho-gold-coast

Thành phố biển rực rỡ vào ban đêm

Gold Coast là một thành phố ở tiểu bang Queensland ở bờ miền đông của nước Úc.  Đây là thành phố lớn thừ nhì của bang này, và là thành phố lớn thứ 6 của sứ xở chuột túi. Thành phố biển cách Brisbane 70km về phía nam là trung tâm du lịch của Queensland. Gold Coast có đường bờ biển dài hơn 40km và nhiều điểm du lịch, đây là nơi nghỉ mát ưa thích của người dân Australia. Với tỷ lệ tăng dân số thuộc loại cao nhất Australia, Gold Coast vẫn đang phát triển rất mạnh.
Gold Coast là một thành phố hiện đại với những tòa nhà cao tầng sáng lấp lánh, được xây dựng quanh những bãi biển tuyệt đẹp, bao gồm cả ‘Surfers Paradise’ nổi tiếng thế giới. Là nơi đã sản sinh ra những bộ ‘bikini’. Dọc theo những bãi biển vàng trải dài bất tận là những công viên giải trí quốc tế, các cửa hàng thiết kế, khu trị liệu spa sang trọng, sân gôn đẳng cấp thế giới và chuỗi các nhà hàng từng đoạt giải thưởng, các quán bar hạng sang và các câu lạc bộ đêm sôi động.

bien-gold-coast

Thành phố biển “dậy sóng” vào ban ngày

Không khí sôi động kéo dài liên tiếp trong một chuỗi các lễ hội và sự kiện diễn ra hầu như hàng tháng trong năm, giới thiệu một số tài năng thể thao của nước Úc.

du-hoc-anh-gold-coastXem tận mắt giải vô địch lướt sóng cứu hộ, tham gia vào cuộc thi bơi vượt đại dương ‘Coolangatta Classic’ tại Úc của những con người có tinh thần thép; và ngắm nhìn những người lướt sóng giỏi nhất tranh tài tại cuộc thi Quicksilver & Roxy Pro.
Ảnh bên là các lễ hội thường xuyên tổ chức ở thành phố biển xinh đẹp.
Gold Coast cũng là cửa ngõ đến một số thắng cảnh thiên nhiên hấp dẫn của Queensland. Ngắm cá voi, đặt chân lên đảo và khám phá nền văn hóa của Thổ Dân khu vực. Đi về phía tây, du khách sẽ thấy một trong những vùng sinh học đa dạng nhất nước Úc, các khu rừng mưa nhiệt đới tươi tốt ẩn mình với những công viên quốc gia nằm trong danh sách Di Sản Thế Giới như Lamington, Border Ranges, Main Range và Nightcap.

gold-coast-inecThẳng lên phía nam đến biên giới giữa Queensland và New South Wales là nơi du khách sẽ thấy Coolangatta và Tweed Heads và những cảnh đẹp như tranh vẽ của Công Viên Quốc Gia Mt Warning.
Đi theo Đường Great Sunshine đến Brisbane, Đảo Fraser và Bundaberg; hay Hành Trình Du Lịch Bờ Biển Thái Bình Dương từ Brisbane đến Cairns. Dọc đường đi, du khách sẽ nhanh chóng khám phá những kho báu làm cho bờ biển này quý như vàng.
Chính vì ngành du lịch ở đây phát triển như thế nên việc học chuyên ngành du lịch ở đây là một lựa chọn không thể nào sáng suốt hơn.

Tham khảo thêm thông tin về visa du học Úc

*Tham khảo australia.com

Thông tin tại Tư vấn du học Úc

Bài đăng phổ biến